Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Lịch tiêm chủng và những thực phẩm nên và không nên ăn trong quá trình mang thai.

I - Lịch tiêm chủng:

         Tiêm chủng trước và trong thời gian mang thai là việc làm quan trọng để giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi ra đời có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh. Lịch tiêm phòng nên được các mẹ bầu chú ý thực hiện nghiêm túc.

1. Trước khi mang thai cần chú ý những loại tiêm phòng sau:
- Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
- Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
- Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
- Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

2. Trong khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý tới:
- Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
- Cúm : Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

3. Lưu ý khi tiêm phòng: 
-Cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc – xin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm trước khi mang bầu.
- Khi mang đa thai hay thai có nguy cơ sinh non, bạn nhớ tiêm vắc – xin phòng uốn ván sớm hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.
- Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận … cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
- Cần theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm phòng.

II - Một số thực phẩm không nên ăn trong quá trình mang thai:
1. Đu đủ xanh:
– Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ;
– Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín nhé, chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.

2. Dứa:
– Trong quả thơm có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu;
– Tuy nhiên, với những tác dụng như thế, khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên ăn nhiều thơm và uống nhiều nước ép thơm để thuận lợi trong quá trình sinh nở nhé.

3. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành:
- Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản ở nam giới và sức khoẻ thai nhi, nghiên cứu ở Bệnh Viện Hoàng gia Victoria, Belfast (nước Anh) cho rằng đậu nành giàu hoóc môn sinh sản nữ – oestrogen, vì thế đàn ông trong độ tuổi sinh sản không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai, có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản và khuyết tật tình dục đối với bé trai. Nhưng các mẹ bầu không vì thế mà tránh uống sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hoàn toàn, vì trong sữa đậu nành rất giàu chất đạm lại không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ … vì thế các mẹ bầu có thể uống khoảng 300ml sữa đậu nành là được. Lưu ý các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai nhi đang trong quá trình phát triển hoàn thiện cơ thể, cơ thể non nớt vì thế không nên uống sữa đậu nành để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

4. Nhãn
– Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
5. Mướp đắng (khổ qua)
- Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

6. Táo mèo

Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
7. Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không nên ăn thường xuyên.
8. Thực phẩm tái, sống
– Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được;
– Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.

9. Các loại cá chứa thủy ngân
– Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình;
– Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.

10. Thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria
– Cụ thể là thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng;
– Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm.

11. Cà phê
– Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai;
– Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

12. Rượu, đồ uống có gas
Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

13. Khoai tây mọc mầm
– Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm.
  
III - một số loại thực phẩm tốt 

1. Quả óc chó:
- Thành phần vô cùng quan trọng chứa trong những quả óc chó đó là Omega 3. Hàm lượng Omega 3 trong quả óc chó lớn gấp 5 lần trong cá hồi. Sử dụng quả óc chó sẽ cung cấp một lượng Omega 3 lớn cho cơ thể mẹ cũng như cho sự phát triển của thai nhi. Omega 3 giúp cho sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của não bộ, giúp trí tuệ thông minh, ngăn ngừa một số bệnh…
2. Đu đủ chín: 
-Trong đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt… nhưng lại không chứa nhiều tinh bột, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng lại không làm mẹ lên cân nhanh.
3. Chuối chín: 
- Ăn chuối khi mang thai giúp mẹ bầu hạn chế những khó chịu do ốm nghén mang lại. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong chuối giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn chuối khi đói vì có thể làm phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.
4. Họ hàng nhà cam:  
- Với hàm lượng vitamin C thuộc dạng cao “ngất ngưỡng”, họ hàng nhà cam được biết đến như một loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Không chỉ vậy, với vị chua đặc trưng, cam, quýt còn là món “cứu nguy” cho những mẹ bầu ốm nghén, giúp hạn chế triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và thèm ăn “vô tội vạ” của mẹ.
5. Kiwi:  
- Là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong 27 loại quả, Kiwi với hơn 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nổi tiếng là loại quả “vàng” cho sức khỏe mẹ bầu. Hàm lượng axit folic “cao ngất” trong kiwi giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi. Ngoài ra, ăn một quả kiwi mỗi giúp tăng cường hệ miễn dịch của thai nhi, giảm nguy cơ bị hen suyễn và eczema sau khi sinh.
Kiwi, trái cây tốt cho bà bầu: kiwi
Nằm trong “top” những loại trái cây chứa nhiều axit folic, ăn kiwi khi mang thai giúp ngăn ngừa những biến chứng trong thai kỳ
6. Lựu:
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa, lựu là “ứng cử viên” sáng giá giúp bảo vệ làn da của mẹ bầu, giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da khi mang thai. Theo nghiên cứu, ăn lựu khi mang thai có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển hệ xương của thai nhi. Đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
8. Bơ: 
- Nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu nên ăn, bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali và folate, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng chất béo trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Các đặc điểm phân biệt một khối u ác tính và u lành tính trên siêu âm tuyến vú.

           Các đặc điểm của một khối u lành tính và ác tính được phân biệt trên siêu âm cho phép phân loại một khối u tại vú là lành tính, trung gian hay ác tính dựa trên nghiên cứu của Dr. Stavros được xuất bản vào năm 1995.

1. Đăc điểm của một khối ác tính (với các giá trị tiên đoán dương)
- Hình ảnh tua gai: 87-90%
 + Các đường tăng-giảm âm xen kẽ toả ra vuông góc từ trên bề mặt nốt
 

- Chiều cao lớn hơn chiều rộng: 74-80%
+ ngoại trừ trong một số trường ung thư xâm lấn ông tuyến.
- Vi tiểu thuỳ: 75%
+ Những thuỳ nhỏ khoảng 1-2mm xuất hiện trên bề mặt khối, khối càng nhiều thuỳ thì nguy cơ ác tính càng cao.

- Vòng halo tăng âm dày: 74%
- Bờ gập góc: 70%
- Nốt giảm âm rõ ràng: 70% 
- Tăng âm thành sau: 50%
- Vi vôi hoá nhỏ: 25% (không có bóng cản)
- Giãn ống tuyến: 25%

2. Đặc điểm của khối lành tính (với giá trị tiên đoán âm)
- Bờ nhẵn, tăng âm: 100%
- Chiều rộng lớn hơn chiều cao: 99%
- thuỳ rõ, uốn cong, nhẹ nhàng,nhẵn, <3 thuỳ: 99%

3. Chiến lược chạn đoán:
- Nếu có một đặc điểm ác tính: xem xét sinh thiết
- Nếu không có đặc điểm ác tính: cố gắng đi tìm những đặc điểm lành tính
- Nếu không có bất kì đặc điểm ác tính hay lành tính nào(indeterminate): xem xét sinh thiết
- Quan sát đánh gía toàn diện vú.

Trịnh Duy lược dịch từ : http://radiopaedia.org/articles/benign-and-malignant-characteristics-of-breast-lesions-at-ultrasound 
-------------------Thanks for your attention--------------------

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Lunate Dislocation - Hướng dẫn chẩn đoán trật khớp xương bán nguyệt cổ tay trên phim X-Quang thường qui.


I. Định nghĩa:
        Trật khớp quanh xương bán nguyệt cổ tay là dạng trật khớp thường gặp ở vùng cổ tay. Cơ chế thường do té chống tay, cổ tay duỗi. Bệnh nhân thường đến trễ nên điều trị rất khó khăn và cho kết quả thấp.
II. Cơ chế:
1. Cơ chế gián tiếp: Chiếm đa số.
       Thường do té chống tay, cổ tay duỗi quá mức và nghiêng trụ. Khi đó các dây chằng mặt lòng bị căng quá mức và bề mặt khớp ở lưng cổ tay chịu lực xé (shear stress). Tùy vào tư thế cổ tay lúc đó (nghiêng trụ hoặc nghiêng quay hoặc trung tính) mà chỉ tổn thương đơn thuần dây chằng hoặc xương (đa số kết hợp với gãy xương thuyền), hoặc phối hợp cả 2.
      Ngoài ra, các cơ chế khác hiếm gặp hơn như cổ tay gập lòng trong tai nạn xe môtô, chấn thương xoắn vặn trong thể thao.
2. Cơ chế trực tiếpÍt gặp hơn.
     Lực chấn thương tác động trực tiếp lên các xương cổ tay. Ví dụ điển hình của cơ chế trực tiếp là cổ tay bị kẹt trong máy vắt hoặc máy ép. Khi đó mặt lõm của cổ tay bất ngờ bị va đập mạnh gây trật theo trục cổ tay (axial pattern of dislocation).
III. Phân loại trật khớp quanh xương bán nguyệt:
A.    Dựa vào vị trí các xương cổ tay bị trật, gồm 3 loại:
1.      Trật khớp quanh nguyệt ra sau. Thường gặp nhất.
2.      Trật khớp quanh nguyệt ra trước.
3.      Bán trật và trật đơn thuần xương thuyền.
B.    Dựa vào vị trí các dây chằng bị tổn thương:
 
                        (1)                     (2)                       (3)                         (4)                         (5)
      1.     Trật khớp quanh nguyệt do tổn thương dây chằng đơn thuần.
      2.     Gãy xương thuyền và trật khớp quanh nguyệt.
      3.     Trật khớp thuyền ra trước.
      4.     Trật theo trục dọc cổ tay.
      5.     Trật khớp quay-cổ tay.
IV: Giải phẫu bệnh:
              Kinh điển gồm trật cổ tay ra sau xương bán nguyệt và trật xương bán nguyệt ra trước.
           Trật cổ tay ra sau bán nguyệt được chia làm 3 týp, ảnh hưởng đến tình trạng của 2 phanh trước và sau xương nguyệt. Phân loại này nhấn mạnh đến tình trạng máu nuôi xương nguyệt.
·        Týp I: Hai phanh còn nguyên, xương nguyệt giữ vị trí bình thường so với xương quay, không có tổn thương mạch máu nuôi xương nguyệt. Tương ứng với trật cổ tay ra sau bán nguyệt kinh điển.
·        Týp II: Phanh phía sau bị đứt, xương nguyệt có thể xoay theo 2 trục ngang và dọc. Tương ứng với trật bán nguyệt ra trước kinh điển.
·        Týp III: Hai phanh bị đứt. Xương bán nguyệt hoàn toàn tự do và sẽ bị hoại tử, hiếm gặp.
V: Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh nhân chỉ đau âm ỉ hoặc mờ nhạt, dễ lầm lẫn với bong gân nhẹ. Khám kỹ sẽ thấy:
1.      Sưng, đau vùng cổ tay.
2.      Cổ tay biến dạng dày lên, dấu hiệu lưng nĩa thấp hơn so với gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau-Colles.
3.      Hạn chế cử động các ngón tay.
4.      Tê ngón tay cái, trỏ, giữa, áp út.
5.      Sờ mặt trước cổ tay đau và đôi khi nhận biết được xương bán nguyệt trật.
6.      Khoảng 1/3 trường hợp không phát hiện.
VI: Chẩn đoán hình ảnh: 
1. X – quang cổ tay:
Dùng để chẩn đoán, chỉ cần chụp 2 tư thế kinh điển:
X quang thẳng:
Cổ tay bình thường:
Trật khớp quanh nguyệt: Khoảng thuyền-nguyệt lớn hơn bình thường (mũi tên đen). Xương nguyệt có hình tam giác chồng lên xương cả. Các vòng cung cổ tay không còn đều đặn liên tục (hình dưới).
·        Bình thường vẽ được 3 vòng cung đều đặn ở cổ tay. Bất cứ sự mất liên tục nào ở 3 vòng cung này ® mất vững vùng cổ tay.
·        Khoảng giữa xương thuyền và xương nguyệt bình thường £ 2mm. bất thường ³ 3mm: dấu Terry Thomas (+)
·        Trong trật khớp quanh nguyệt, xương nguyệt từ dạng tứ giác (bình thường) biến thành dạng tam giác với đỉnh quay xuống dưới và chồng lên xương cả (hình con vụ).
·        Đôi khi xương cả di chuyển lên trên và nằm vào khoảng giữa xương thuyền và xương nguyệt.
X quang nghiêng:
Bình thường: Trục của xương quay-nguyệt-cả gần như trùng nhau, xương cả nằm sát mặt khớp dưới xương bán nguyệt, xương bàn, quay, nguyệt, cả gần như nằm dọc trên cùng 1 đường thẳng.
  
 Phim nghiêng bình thường                           
 
Phim nghiêng trật khớp quanh nguyệt
Bất thường có thể thấy:
·         Thấy rõ xương nguyệt bị đẩy ra trước.
·         Góc thuyền-nguyệt thay đổi (bình thường = 300 đến 600).
·         Góc cả-nguyệt thay đổi (bình thường = 00 đến 150).
·         Xương cả nằm sát đầu dưới xương quay.
(A): Xương nguyệt và xương thuyền xoay bất thường về mặt lòng cổ tay. Biến dạng kiểu VISI (Volar Interalated Segment Instability).
(B): Cổ tay bình thường: Trục nguyệt-cả gần như trùng nhau, góc thuyền-nguyệt = 450 (bình thường: 300-600).
(C): Xương nguyệt xoay bất thường về mặt lưng cổ tay, góc thuyền-nguyệt > 600. Biến dạng kiểu DISI (Dorsal Interalated Segment Instability).
Chú ý: Tìm các tổn thương phối hợp như gãy xương thuyền và các xương khác:
VII: Điều trị
1.    Tổn thương mới:
a.      Trật khớp quanh nguyệt ra sau đơn thuần: Nắn, kéo cổ tay duỗi và ngữa. Sau nắn cho bất động và chụp x-quang kiểm tra. Cổ tay được giữ ở tư thế gập nhẹ trong 15 ngày, sau đó chuyển sang tư thế chức năng trong 3 tuần.
b.      Mổ nếu nắn thất bại: Có thể dùng đường mổ mặt lưng kinh điển hay đường mổ mặt lòng để giải ép thần kinh giữa hoặc phối hợp cả 2. Xuyên kim tạm thời thuyền-nguyệt và khâu dây chằng.
2.    Tổn thương cũ: (3 tuần đến 3 tháng)
Phải mổ nắn vì không thể nắn kín được. Nếu có hư khớp hoặc hoại tử xương thì cần hàn khớp hoặc lấy bỏ hàng trên xương cổ tay.
VIII: Biến chứng:
Sau 3 tuần: Trật khớp dính chặt, khó nắn.Hội chứng ống cổ tay.
Nguy cơ hoại tử xương nguyệt do tổn thương phanh trước và sau.
Kết luận:
Trật khớp quanh xương bán nguyệt là loại trật khớp thường gặp ở cổ tay sau té chống tay, cổ tay duỗi. Cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách để đảm bảo chức năng cổ tay. Nhưng thực tế, tổn thương này dễ bị bỏ sót và bệnh nhân thường đến trễ chi đau mơ hồ, đau ít.
                                                                                Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
                                                                                               Trịnh Duy
Tham khảo thêm tại: http://radiopaedia.org/articles/lunate-dislocation